Vay tiền

Giá Trần, Giá Sàn, Giá Tham Chiếu Là Gì? Công Thức Tính Và Cách Thể Hiện Trên Bảng Chứng Khoán

Đầu tư chứng khoán hiện nay đang vô cùng phổ biến tương tự việc tính trữ sinh lời dựa vào sự tăng giảm của giá vàng 96, giá 1 viên ngọc trai,… Trong kinh tế vi mô và các giao dịch chứng khoán, các cụm từ giá trần, giá sàn và giá tham chiếu xuất hiện và lặp lại rất nhiều lần. Vậy giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của những nhà đầu tư mới.

Giá trần là gì ?

Giá trần hay được biết đến với tên gọi khác là Ceiling price. Trong kinh tế vi mô, giá trần là mức giá tối đa mà những người bán trong thị trường buộc phải chấp nhận. Mức giá trần được nhà nước thiết lập với mục tiêu kiểm soát giá bán và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Ví dụ, khi mức giá cân bằng của thị trường nằm ở mức quá cao, nhà nước sẽ đặt ra mức giá trần thấp hơn để cân bằng thị trường và bảo vệ người tiêu dùng, giúp họ có thể mua được sản phẩm với mức giá thấp hơn.

Khái niệm giá trần trong giao dịch chứng khoán cũng phần nào giống với khái niệm trong lĩnh vực kinh tế vi mô. Đây là mức giá cao nhất hay giá kịch trần trong một phiên giao dịch mà các nhà đầu tư có thể tiến hành mua hoặc bán trong phiên đó. Điều đó đồng nghĩa rằng, nếu các nhà đầu tư muốn mua với mức giá cao hơn mức giá trần của sàn thì giao dịch đó không được khớp lệnh.

Mức giá trần được đặt ra để đảm bảo các nhà đầu tư lớn không thể thao túng được thị trường chứng khoán, không thể khiến giá cổ phiếu tăng phi mã để các nhà đầu tư lớn hưởng lợi.

Mỗi sàn giao dịch khác nhau có quy định về biên độ giá trần là khác nhau.

Xem thêm : cách xem cầu tài xỉu go88

Giá sàn là gì ?

Giá sàn hay Floor price là mức giá trái ngược với giá trần. Trong kinh tế vi mô, giá sàn được định nghĩa là mức giá thấp nhất mà người mua trong thị trường có thể mua được đối với một loại sản phẩm nào đó. Giá sàn được nhà nước đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà cung cấp, những người bán trong thị trường cung – cầu. Với mức giá sàn được quy định từ trước, những người bán hàng trong thị trường sẽ được hưởng lợi, họ sẽ được bán hàng với một mức giá cao hơn, thậm chí có thể cao hơn mức giá cân bằng. 

Trong lĩnh vực chứng khoán, giá sàn được định nghĩa là mức giá thấp nhất hay mức kịch sàn trong một phiên giao dịch mà tại đó các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên đó. Cũng giống với giá trần, các giao dịch dưới mức giá sàn của phiên đó sẽ không được khớp lệnh.

Mỗi sàn giao dịch khác nhau có quy định về biên độ giá trần khác nhau.

Xem thêm : khuyen mai 888b

Giá tham chiếu là gì ?

Giá tham chiếu được định nghĩa là mức giá cơ sở dùng cho việc tính toán giới hạn dao động của một mức giá chứng khoán của một phiên giao dịch. Nghĩa là dựa vào mức độ giao động đó, các nhà đầu tư có thể tính ra mức giá trần và giá sàn của một sàn giao dịch vào ngày hôm đó.

Vai trò của giá tham chiếu.

Giá tham chiếu có vai trò so sánh mức giá của một loại cổ phiếu nhất định trong 2 phiên giao dịch liền kề hay 2 ngày giao dịch liên tiếp. Nếu giá cổ phiếu của phiên giao dịch hiện tại hiển thị màu xanh, điều đó đồng nghĩa với giá cổ phiếu cao hơn so với phiên giao dịch trước. Trong trường hợp ngược lại, giá cổ phiếu sẽ hiển thị màu đỏ và chỉ hiển thị màu vàng khi giá cổ phiếu hôm đó bằng với giá tham chiếu.

Một vai trò khác của giá tham chiếu là làm cơ sở để các sàn giao dịch xác định mức giá trần và mức giá sàn cho ngày giao dịch tiếp theo dựa vào mức giá tham chiếu của ngày hôm trước.

Xem thêm : bongbet

Biên độ giao động giá tham chiếu tại 3 sàn HoSE, HNX và UPCOM
Biên độ giao động giá tham chiếu tại 3 sàn HoSE, HNX và UPCOM

Các sàn giao dịch tại Việt Nam.

Sàn giao dịch HoSE.

Sàn HoSE hay Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2000 và hoạt động dưới quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Một phiên giao dịch trên sàn HoSE
Một phiên giao dịch trên sàn HoSE

Với số vốn ban đầu rơi vào khoảng 1000 tỷ đồng, sàn giao dịch HoSE là nơi có rất nhiều doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu của mình lên đó để tiến hành giao dịch, huy động nguồn vốn. 

Một số công ty danh tiếng có cổ phiếu niêm yết trên sàn HoSE là Vinamilk, An Phát Holdings hay Bamboo Capital. 

Sàn giao dịch HNX.

Sàn giao dịch HNX – Ha Noi Stock Exchang hay được biết đến với tên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là một sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng được nhiều công ty đại chúng niêm yết cổ phiếu của mình lên đó. Thành lập từ năm 2005, tiền thân của sàn HNX là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Sàn giao dịch HNX hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của nhà nước. Giống với sàn HoSE, sàn giao dịch HNX có số vốn khởi điểm là 1000 tỷ đồng.

Sàn giao dịch UPCOM.

UPCOM – Unlisted Public Company Market là thị trường dành cho những công ty đại chúng vẫn chưa niêm yết trên các sàn chứng khoán. Ra đời từ năm 2009, UPCOM là sàn giao dịch hoạt động dưới sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Tại UPCOM, các cổ phiếu thuộc các công ty chưa niêm yết tại các sàn HoSE hay sàn HNX sẽ được chuyển giao đến thị trường UPCOM.

Công thức xác định giá trần, giá sàn và giá tham chiếu.

Công thức tính giá trần.

Mức giá trần được xác định dựa vào giá tham chiếu của ngày hôm đó tùy theo quy định của từng sàn.

Giá trần được xác định bằng tổng của giá tham chiếu và phần trăm biên độ giao động, công thức cụ thể là:

Giá tham chiếu x (100% + Biên độ giao động)

Công thức tính giá sàn.

Tương tự giá trần, mức giá sàn cũng được xác định dựa vào giá tham chiếu của ngày hôm đó tùy theo quy định của từng sàn.

Giá trần được xác định bằng hiệu của giá tham chiếu và phần trăm biên độ giao động, công thức cụ thể là:

Giá tham chiếu x (100% – Biên độ giao động)

Công thức tính giá tham chiếu.

Giá tham chiếu đối với các cổ phiếu được niêm yết sàn trên các sàn giao dịch HoSE và sàn giao dịch HNX được xác định là mức giá đóng cửa hay mức giá của lần khớp lệnh cuối cùng trong phiên giao dịch ngày hôm trước. 

Giá tham chiếu đối với cổ phiếu niêm yết sàn Upcom được xác định bằng công thức bình quân gia quyền các mức giá thuộc các giao dịch lô chẵn của ngày liền ngay trước đó được thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục. 

Cách thể hiện trên bảng chứng khoán.

Trên bảng điện tử tại các sàn giao dịch chứng khoáng, các loại giá trần, giá sàn và giá tham chiếu được thể hiện bằng các màu cụ thể:

  • Giá trần: màu tím.
  • Giá sàn: màu xanh lơ.
  • Giá tham chiếu: màu vàng.
Màu hiểu thị trên bảng điện tử tại các sàn giao dịch
Màu hiểu thị trên bảng điện tử tại các sàn giao dịch

Website cung cấp đầy đủ về các giải pháp hỗ trợ tài chính phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo thêm như vay tiền 18 tuổi, các app vay tiền không thẩm định,…

Trên đây là tất cả thông tin cần thiết về giá trần, giá sàn, giá tham chiếu và cách tính của chúng. Bài viết cũng đã giới thiệu đến quý đọc giả 3 sàn giao dịch chứng khoáng uy tín tại Việt Nam. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, quý đọc giả có thể giải đáp được câu hỏi về giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì.

Leave a Comment